Následující text není historickou studií. Jedná se o převyprávění pamětníkových životních osudů na základě jeho vzpomínek zaznamenaných v rozhovoru. Vyprávění zpracovali externí spolupracovníci Paměti národa. V některých případech jsou při zpracování medailonu využity materiály zpřístupněné Archivem bezpečnostních složek (ABS), Státními okresními archivy (SOA), Národním archivem (NA), či jinými institucemi. Užíváme je pouze jako doplněk pamětníkova svědectví. Citované strany svazků jsou uloženy v sekci Dodatečné materiály.
Pokud máte k textu připomínky nebo jej chcete doplnit, kontaktujte prosím šéfredaktora Paměti národa. (michal.smid@ustrcr.cz)
Jsem uprchlice z Vietnamu a aktivistka za pracovní práva a svobodu médií. Vím jistě, že přijde den, kdy bude ve Vietnamu svoboda, demokracie a lidská práva
narodila se a vyrostla v podnikatelské rodině ve Vung Tau, pobřežním městě na jihu Vietnamu, které po pádu Saigonu v roce 1975 prošlo bouřlivým obdobím
v zimě roku 1980, v posledním ročníku studia na zemědělské univerzitě, se rozhodla opustit Vietnam na lodi a později byla zachráněna holandskou lodí a dopravena do uprchlického tábora v Singapuru
v roce 1981 dorazila do uprchlického tábora v Nizozemsku, kde studovala nizozemštinu a byla přijata na univerzitu ke studiu chemie
při své první cestě zpět za rodinou do Vietnamu v roce 1992 si připomněla důvody, proč odešla, a získala motivaci k dalšímu vystupování za lidská práva ve Vietnamu
v roce 2000 se přestěhovala do Francie, což jí poskytlo více času věnovat se práci pro demokracii, lidská práva a svobodu projevu ve Vietnamu
v roce 2006 byla přizvána do Výboru na ochranu pracovníků, který byl založen po celosvětové konferenci vietnamských aktivistů a akademiků ve Varšavě
přestože jí byl znemožněn návrat do Vietnamu, od roku 2009 až do současnosti se spojila s CFWP a organizovala různé summity, humanitární pomoc, právní obhajoby, školení, návraty domů pro vykořisťované vietnamské pracovníky ze zámoří v Malajsii; spolupracovala s tamními odbory na zajištění práv zahraničních pracovníků
souběžně se svou aktivitou v oblasti pracovních práv se od roku 2010 věnovala také psaní pro Rádio Svobodná Asie (RFA) a Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) o uvádění pravdy ve Vietnamu
v roce 2023 navštívila Prahu, aby s ní byl natočen tento rozhovor, a je odhodlaná stále pracovat na tom, aby jednou ve Vietnamu byla svoboda, demokracie a lidská práva stejně jako nyní v České republice
Ca Dao became a prominent labor rights and freedom of expression activist owing to the reasons why she left Vietnam. Grown up in a strict local business family in Vung Tau before the Fall of Saigon, Ca Dao cannot stand two smells: the smell of alcohol, and the smell inside the cramped boat that took her through the ocean. She was the only one in her family that decided to leave her home country after the communist regime took power. After taking refuge in Europe, she started her activism with the Committee for Workers Protection to assist Vietnamese workers in foreign countries and collaborated with two big Vietnamese-speaking outlets, Radio Free Asia (RFA) and Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) to bring out the truth in Vietnam. Ca Dao’s respected work drew the attention of the Vietnamese government, leading to a travel ban in 2011, yet she remains unwavering in her commitment to advancing democracy, human rights, and freedom of expression.
Ca Dao was born and raised in Vung Tau, a coastal city in the South of Vietnam. Her family ran a local business selling materials for cars and boats to fund education for six siblings. Ca Dao had a strict upbringing from her mother, who believed in the proverb “thương cho roi, cho vọt” or „spare the rod, spoil the child.“ Due to this, Ca Dao had few friends and rarely participated in typical childhood activities, such as beach outings, camping, swimming and spent most of her time studying and working instead. This strict childhood became the foundation to build up her life in foreign countries later on.
After the regime change in 1975, although her family initially believed that peace would prevail, their life became drastically suffocating under the new communist regime. At first, Ca Dao did not understand the reasons why a lot of people went to the beach and left. Then, her family business faced hardship and was gradually dismantled. When Ca Dao was in university, soldiers came and confiscated all of her family’s possessions to serve the new regime, leaving very little savings left to get by. Her family then declined into poverty and distress as her father‘s health deteriorated due to overworking and hunger.
During her studies in university, Ca Dao faced intense ideological pressure. The new regime enforced strict control in thoughts and required students to engage in self-criticism sessions every Friday afternoon praising: “Communism is good, Ho Chi Minh is a symbol who we all have to be grateful for.” One time, Ca Dao spoke out about how she truly felt under the regime and was accused of various crimes, criticized in front of the university for the entirety of her study. This further deepened her dissatisfaction with the regime. She knew that even if she studied hard and graduated, without being accepted into the Trade Union, her future would be bleak under communism and that she would not be able to pay back her parents. This realization, combined with the traumatic endurance of daily hunger and the oppressive environment, seeded in her mind the desire to escape. During this hard time, when her mother offered savings for one family member to flee, Ca Dao volunteered. She thought: “Either I die in the ocean, or I will have freedom.”
Amidst the cold storming weather of October 1980, Ca Dao boarded a small boat from Can Gio with only a small bottle of water. She endured the horrors of seasickness, suffocating smells of mixed human vomit, urine, fecal in the lower deck, and the fear of being caught by sea authorities. Days blurred together as they drifted at sea, hoping for rescue. When all the children had fainted and someone had died on the boat, finally came a Dutch vessel after the boat had been deliberately ignored by passing ships. Only upon being rescued did she and others know that there were a total of 303 people and one dog that cramped up inside the 11 meters long boat. During her brief stay in a Singapore refugee camp, as instructed by her father, Ca Dao sold her father’s ring to send a telegram back to her family that she was alive. She was then relocated to the Netherlands, joining a group of Vietnamese refugees.
Upon arriving in the Netherlands, thanks to her strict upbringing, Ca Dao was set to adjust to a new life. Despite her determination, the cultural shock was substantial, from the winter snow she had never seen to the stark differences in social norms. Language barriers made integration difficult, but she was committed to continue her education regardless of setbacks. She had worked tirelessly to catch up with her peers, overcoming self-doubt and struggles in her studies due to a late start and lack of resources. Yet, Ca Dao persevered, eventually gaining confidence as she navigated the Dutch education system. She also maintained ties with the Vietnamese refugee community, participating in social activism within the community.
Over two decades, Ca Dao transformed from a shy and insecure person into a confident and outspoken advocate for freedom, human rights, and democracy. Her time in the Netherlands, with its starkly different cultural values, played a crucial role in shaping her identity. She learned to embrace her true self, applying the directness of Dutch communication into her advocacy work. Later in life when she moved to France, no longer needing to focus on earning a living, Ca Dao dedicated most of her time to promoting human rights and democracy for Vietnam, even though her family did not share her political passion. This was her journey from a refugee to a vocal activist committed to her ideals.
Each time Ca Dao returned to Vietnam to visit her family, her motivation to speak up for human rights and democracy in Vietnam grew stronger, deepening her involvement in activism. Ca Dao moved to France in 2000, focusing initially on labor rights, supporting Vietnamese workers in Malaysia who were subjected to extreme conditions and exploitation. Using her own savings for years, she persistently sought to empower workers by helping them reclaim their rights and form unions. Ca Dao’s labor activism was inspired by the strong union culture in France. Parallel to this, she was writing for prominent Vietnamese-language media outlets, Radio Free Asia and Saigon Broadcasting Television Network, under the name “Tuong An”. This media work allowed her to broaden her reach and amplify her voice in advocating for human rights in Vietnam, bringing international attention to the issues she was passionate about.
Ca Dao‘s growing influence did not go unnoticed by the Vietnamese government, who began viewing her as a dissident rather than an expatriate. In 2011, she was interrogated, accused of plotting against the government, and denied entry to Vietnam. When she attempted to return to Vietnam in 2015 for her mother’s funeral, she was met with intense scrutiny and interrogation from the authorities. She was subjected to a day-long interrogation where the authorities attempted to coerce her to stop writing the truth about the regime. As the government sought to silence her voice through intimidation and harassment, Ca Dao decided that it was the last time she would come back to Vietnam. Before she left, she told the authorities: “The dog is fed three times a day. If you let the dog out, it goes out. If you don’t let it out, it will stay inside the house. But humans are different from dogs. Humans want to speak up their minds about things that they like and dislike. If I don’t like the French president, I could say that peacefully and not get persecuted. I just want this for the Vietnamese people. I recognize your achievements in economics but humans are different from animals, we have the right to speak our minds.”
The formidable challenges that Ca Dao has encountered strengthens her resilience and dedication to a future where Vietnam has human rights, democracy, and freedom of expression. The emotional toll of being separated from her family coupled with the constant pressure from the government was immense. At the same time, being a woman in activism, Ca Dao also faced gender biases that made her journey even more challenging. In personal life, she often found herself isolated, with former friends and acquaintances distancing themselves to avoid trouble, particularly those who still wished to return to Vietnam. Some Vietnamese refugees, despite being recognized as political refugees who fled from oppressive conditions, after finding comfort in their new countries, criticized Ca Dao’s effort as futile and oppositional, rather than understanding the critical need to fight for freedom and democracy in Vietnam. Yet, she continued her work, driven by a profound belief in the importance of speaking the truth and advocating for the rights of the Vietnamese people.
Although knowing that she will not live to see the fruits of her labor, Ca Dao is still determined to continue her activism. Her hope lies in the younger generations, both in Vietnam and abroad, to carry forward the fight for human rights, democracy, and freedom for Vietnam: “I know for sure the day that Vietnam has freedom, democracy, and human rights will come! I will not be there to celebrate it but I am still working towards it everyday.”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ca Dao trở thành một nhà hoạt động quyền lao động và tự do ngôn luận phần lớn là bởi lý do cô rời khỏi Việt Nam. Lớn lên trong một gia đình kinh doanh địa phương nghiêm khắc ở Vũng Tàu trước khi Sài Gòn thất thủ, Ca Dao không thể chịu nổi hai mùi: mùi rượu và mùi trong con thuyền chật hẹp đưa cô vượt đại dương. Cô là người duy nhất trong gia đình quyết định rời khỏi Việt Nam sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền. Sau khi tới tị nạn ở châu Âu, cô bắt đầu hoạt động cùng Ủy ban Bảo hộ lao động nhằm hỗ trợ người Việt Nam lao động ở nước ngoài và phối hợp với hai cơ quan truyền thông lớn là Đài Á Châu Tự do (RFA) và Mạng lưới Truyền hình Phát thanh Sài Gòn (SBTN) để đưa sự thật về nhân quyền ở Việt Nam ra với thế giới. Công việc của Ca Dao đã thu hút sự chú ý của chính phủ Việt Nam, dẫn đến lệnh cấm nhập cảnh vào năm 2011, tuy nhiên cô vẫn giữ vững ý chí thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận.
Ca Dao sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu, một thành phố ven biển phía Nam Việt Nam. Gia đình cô có một doanh nghiệp địa phương bán vật liệu chế tạo ô tô và thuyền để tài trợ cho việc học hành của sáu anh chị em. Ca Dao được mẹ dạy dỗ nghiêm khắc theo phương pháp “thương cho roi, cho vọt”. Vì vậy, Ca Dao có ít bạn bè và hiếm khi tham gia các hoạt động thời thơ ấu như đi biển, cắm trại, bơi lội. Thay vào đó, cô dành phần lớn thời gian để học tập và làm việc. Tuổi thơ nghiêm khắc này đã góp phần trở thành nền tảng để cô xây dựng cuộc sống sau này.
Khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975, ban đầu gia đình cô tin rằng bình yên sẽ đến sau chiến tranh, nhưng cuộc sống của họ nhanh chóng trở nên ngột ngạt trầm trọng dưới chế độ cộng sản mới. Trong thời gian đầu, Ca Dao không hiểu lý do vì sao nhiều người ra biển rồi bỏ đi mất. Nhưng sau đó, công việc kinh doanh của gia đình cô gặp nhiều khó khăn và dần bị triệt hạ. Khi Ca Dao học đại học, bộ đội đến tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình cô để phục vụ chế độ mới. Gia đình sau đó chỉ còn lại rất ít tiền tiết kiệm để trang trải cuộc sống và rơi vào cảnh nghèo khó, đói khổ khi sức khỏe của cha cô sa sút do làm việc quá sức.
Trong thời gian học đại học, Ca Dao phải đối mặt với áp lực tư tưởng rất nặng nề. Chế độ mới kiểm soát chặt chẽ tư tưởng và yêu cầu học sinh phải tự phê bình vào mỗi chiều thứ sáu, ca ngợi rằng: “Chủ nghĩa Cộng sản là tốt, Hồ Chí Minh là biểu tượng mà tất cả chúng ta phải mang ơn”. Một lần, Ca Dao đã nói lên suy nghĩ thật lòng của mình khi sống dưới chế độ cộng sản và bị cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, bị chỉ trích trước toàn trường trong suốt quá trình học tập. Điều này khắc sâu thêm sự bất mãn của cô với chế độ. Cô biết rằng dù có học tập chăm chỉ mà không được nhận vào Đoàn thì tương lai của cô dưới chế độ cộng sản sẽ tối đen, không thể báo hiếu cha mẹ. Điều này cộng hưởng với sự chịu đựng đói khát hàng ngày và môi trường áp bức đã gieo vào tâm trí cô mong muốn được trốn thoát. Khi mẹ cô để dành được tiền tiết kiệm để một người có thể trốn đi, Ca Dao đã xung phong. Cô nghĩ rằng: “Hoặc là tôi chết ngoài đại dương, hoặc tôi sẽ có tự do.”
Giữa tiết trời giông bão lạnh lẽo cuối tháng 10 năm 1980, Ca Dao lên chiếc thuyền nhỏ từ Cần Giờ chỉ cầm theo một chai nước nhỏ. Cô phải chịu đựng nỗi kinh hoàng của cơn say sóng, sự ngột ngạt dưới boong tàu cùng mùi hỗn hợp nôn mửa, chất thải của những người đi cùng và nỗi sợ bị cảnh sát biển bắt. Nhận thức về thời gian phai mờ đi khi họ lênh đênh trên biển, mong được giải cứu. Sau khi bị các tàu đi ngang qua cố tình phớt lờ, khi tất cả trẻ em đã ngất xỉu và đã có người chết trên thuyền, cuối cùng một chiếc tàu Hà Lan cũng đến. Mãi đến khi được cứu, cô và những người khác mới biết có tổng cộng 303 người và một con chó đã chen chúc bên trong chiếc thuyền dài 11 mét. Trong thời gian ngắn ở trại tị nạn Singapore, theo lời dặn của cha, Ca Dao đã bán chiếc nhẫn của cha cô đưa để gửi điện tín về cho gia đình rằng cô còn sống. Sau đó cô được chuyển đến Hà Lan, gia nhập vào nhóm người tị nạn Việt Nam.
Khi đến Hà Lan, nhờ sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ, Ca Dao đã quyết tâm thích nghi với cuộc sống mới. Nhưng dù cương quyết đến đâu, những cú sốc văn hóa vẫn rất đáng kể: từ những trận tuyết mùa đông mà cô chưa từng thấy bao giờ cho đến sự khác biệt rõ rệt về chuẩn mực xã hội tại Hà Lan. Rào cản ngôn ngữ khiến việc hòa nhập trở nên khó khăn, nhưng cô vẫn quyết tâm tiếp tục con đường học tập của mình. Cô đã nỗ lực khôn suốt để theo kịp các bạn trong lớp, vượt qua sự nghi ngờ bản thân và khó khăn khi nhập học muộn và thiếu nguồn lực. Ca Dao giữ vững sự kiên trì và cuối cùng đã lấy lại được sự tự tin khi tham gia vào hệ thống giáo dục tại Hà Lan. Đồng thời, cô vẫn duy trì mối quan hệ với cộng đồng người Việt tị nạn, tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Qua hơn hai thập kỷ, Ca Dao đã chuyển hóa từ một người nhút nhát thành một người tự tin và thẳng thắn ủng hộ tự do, nhân quyền và dân chủ. Thời gian ở Hà Lan với những giá trị văn hóa hoàn toàn khác biệt đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc riêng của cô. Ca Dao đã học cách trân trọng con người thật của mình, áp dụng lối giao tiếp thẳng thắn của người Hà Lan vào công việc vận động của bản thân. Sau này khi sang Pháp, do không còn cần tập trung vào kiếm sống, Ca Dao dành phần lớn thời gian của mình để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, dù gia đình cô chia sẻ chung niềm đam mê chính trị này. Đây là hành trình của cô từ một người tị nạn trở thành một nhà hoạt động có tiếng nói tận tâm với lý tưởng của mình.
Mỗi lần Ca Dao về Việt Nam thăm gia đình là động lực lên tiếng cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam của cô lại được củng cố, khiến cô tham gia sâu hơn vào hoạt động xã hội. Sau khi Ca Dao chuyển đến Pháp vào năm 2000, cô tập trung vào quyền lao động, hỗ trợ người lao động Việt Nam bị bóc lột tại Malaysia. Trong nhiều năm, bằng cách sử dụng tiền tiết kiệm của mình, cô kiên trì tìm cách trao quyền cho người lao động bằng cách giúp họ đòi lại quyền lợi của mình và thành lập công đoàn. Hoạt động vì quyền lao động của Ca Dao được lấy cảm hứng từ văn hóa công đoàn mạnh mẽ ở Pháp. Song song với việc hoạt động vì quyền lao động, cô còn viết bài cho các báo tiếng Việt nổi tiếng, Đài Á Châu Tự do (RFA) và Mạng lưới Truyền hình Phát thanh Sài Gòn (SBTN), dưới bút danh “Tường An”. Công việc trong ngành truyền thông này mở rộng tầm ảnh hưởng và nâng cao tiếng nói của cô trong việc vận động cho nhân quyền ở Việt Nam, thu hút sự chú ý của quốc tế.
Chính phủ Việt Nam không bỏ lơ sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Ca Dao. Họ bắt đầu coi cô như một nhà bất đồng chính kiến hơn là một người đồng hương ở nước ngoài. Năm 2011, Ca Dao bị thẩm vấn, bị buộc tội âm mưu chống chính phủ và bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam. Khi cô cố gắng trở về Việt Nam vào năm 2015 để dự đám tang của mẹ mình, cô đã phải chịu một cuộc thẩm vấn kéo dài một ngày, trong đó chính quyền cố gắng ép buộc cô ngừng viết sự thật về chế độ. Do chính phủ đã tìm cách hạn chế tiếng nói của cô bằng cách đe dọa và quấy rối, Ca Dao quyết đã định rằng đó là lần cuối cùng cô quay trở lại Việt Nam. Trước khi đi, cô nói với công an thẩm vấn rằng: “Con người khác với con chó ở chỗ là con chó chỉ cần cho nó ăn một ngày ba buổi. Khi nào anh muốn cho nó đi ra ngoài thì nó mới được đi. Khi nào anh không cho nó đi ra ngoài thì nó phải ngồi trong nhà. Con người khác với con chó ở chỗ là ngoài ba bữa cơm đó, con người muốn nói lên được cái suy nghĩ của mình. Muốn nói lên những cái gì mình thích hoặc cái gì mình không thích. Ví dụ tôi ở bên Pháp, tôi không thích ông tổng thống Pháp, ông ấy làm cái gì sai thì tôi cứ lên tiếng tôi nói tôi. Một cách ôn hòa. Không có bị gì hết. Thì cái mà tôi muốn cho người Việt là chỉ có như vậy tôi. Tất nhiên là ngoài việc kinh tế phát triển, OK điều đó các anh làm rất tốt. Tôi công nhận. Nhưng mà bên cạnh đó, con người ta khác với con thú là con người ta có cái suy nghĩ và người ta có quyền nói lên suy nghĩ của mình một cách ôn hòa. Thì đó là cái điều duy nhất tôi muốn cho người Việt thôi.”
Những thách thức mà Ca Dao gặp phải ngày càng củng cố sự kiên cường và ý chí cống hiến của cô cho một tương lai mà Việt Nam có nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận. Nỗi đau tinh thần khi phải xa gia đình cùng với áp lực liên tục từ chính phủ đối với cô là vô cùng lớn. Thêm nữa, là một nữ nhà hoạt động xã hội, Ca Dao cũng đã phải đối mặt với những định kiến về giới khiến. Trong cuộc sống cá nhân, cô thường xuyên thấy mình bị cô lập, bạn bè, người quen cũ đều xa cách để tránh rắc rối, đặc biệt là những người vẫn mong muốn được trở về Việt Nam. Một số người tị nạn Việt Nam, mặc dù được công nhận là người tị nạn chính trị chạy trốn do bị áp bức, sau khi an cư lập nghiệp ở đất nước mới, đã chỉ trích nỗ lực của Ca Dao là vô ích thay vì hiểu được nhu cầu cấp thiết phải đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Tuy vậy, cô vẫn tiếp tục công việc do niềm tin sâu sắc vào tầm quan trọng của việc nói lên sự thật và ủng hộ quyền lợi của người dân Việt Nam.
Dù biết rằng mình sẽ không thể sống để nhìn thấy thành quả lao động của mình nhưng Ca Dao vẫn quyết tâm tiếp tục hoạt động của mình. Niềm hy vọng của cô nằm ở thế hệ trẻ, cả trong và ngoài nước, rằng họ sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do cho Việt Nam: “Chắc chắn ngày Việt Nam có tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ đến! Tôi sẽ không sống tới lúc đó để chứng kiến nhưng tôi vẫn đang nỗ lực hướng tới nó hàng ngày.”
© Všechna práva vycházejí z práv projektu: Paměť a svědomí národů
Příbeh pamětníka v rámci projektu Paměť a svědomí národů (Hồ Xuân Hương)